Các loại rêu thủy sinh được biết đến là loại thực vật mang đến rất nhiều lợi ích trong các bể cá cảnh, hồ thủy sinh từ việc cung cấp oxy cho cá, cộng sinh với những loài sinh sống trong bể, trang trí cho bể thêm mướt mắt. Trong bài viết sau đây Stardaily sẽ cùng bạn điểm qua các loại rêu ở Việt Nam đẹp, được nhiều người quan tâm lựa chọn sử dụng hiện nay.
Danh sách các loại rêu ở Việt Nam được yêu chuộng nhiều hiện nay
Dưới đây là danh sách các loại rêu ở Việt Nam đang được rất nhiều người yêu chuộng sử dụng hiện nay trong các bể cá, hồ cá của mình nhằm hỗ trợ cho việc nuôi cá, tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian nuôi cá của mình mà bạn có thể tham khảo như:
Rêu Mini Taiwan
Rêu Mini Taiwan chính là dòng rêu thủy sinh được nhiều người lựa chọn và tìm mua nhất hiện nay, chúng có tên khoa học là Taxiphyllum alternans. Được biết đến là một dòng rêu đẹp, cho cảm giác xanh mượt, chúng cũng dễ phát triển và sinh sống tốt trong nhiều điều kiện môi trường bể khác nhau.
Dòng cây rêu Mini Taiwan này có màu xanh, tán lá ngắn, nhờ đúng giúp chúng không bị mất form khi nuôi trồng trong bể thủy sinh. Khi nhắc đến các loại rêu ở Việt Nam được yêu chuộng nhất thì đây chính là cái tên đầu tiên bạn cần quan tâm đến.
Một số thông số của giống rêu Mini Taiwan mà bạn cần lưu ý:
- Nhiệt độ: Là loài ưa mát, nhiệt độ thích hợp để nuôi là từ 12 – 26 độ C.
- PH từ 5 – 7.5
- CO2: Rêu ít cần CO2 nhưng tuy nhiên nếu có CO2 rêu sẽ phát triển tốt hơn, xanh mướt
- Chiều dài khoảng 3 – 8cm tùy điều kiện của bể.
Rêu Weeping
Cái tên tiếp theo trong danh sách các loại rêu ở Việt Nam được yêu chuộng hiện nay đó chính là Rêu Weeping. Chúng là dòng rêu thủy sinh chuyên được sử dụng để làm tán cây bonsai, có tên khoa học là Vesicularia ferriei.
Đây là một trong số những dòng rêu thủy sinh dễ nuôi, có khả năng tạo bố cục cực tốt. Loại rêu này được những người chơi thuỷ sinh dùng để gắn trên lũa, tuy nhiên ở các bố cục khác nhau loại rêu Weeping cũng được người chơi biến tấu theo nhiều cách khác nhau. Khi loại rêu này xếp lên nhau nhìn những tán lá có sức sống vô cùng mãnh liệt trông rất đẹp mắt, đây cũng là một loại rêu thủy sinh rất dễ chăm sóc.
Các thông số cần lưu ý ở loại rêu Weeping đó là:
- Nhu cầu ánh sáng của rêu Weeping: thấp – trung bình
- Nhiệt độ từ 12 – 26 độ C
- Dinh dưỡng thấp
- Cần CO2
- Độ pH từ 5.0 – 8.0
Rêu Usfiss
Loại rêu này có tên khoa học là UsFissidens sp fontanus. Dòng rêu thủy sinh này có tán nhỏ, lá nhỏ, móc xòe ra thành từng cụm xếp tầng cực kỳ đẹp. Rêu Usfiss thường không mọc quá dài, các nhánh lá thường ít vắn với nhau.
Hiện nay dòng rêu này được rất nhiều người chơi thủy sinh săn tìm. Trong số các loại rêu ở Việt Nam thì đây không phải là loại rêu thủy sinh quá dễ nuôi nhưng tuy nhiên cũng không quá khó, chúng chỉ cần nước mát, điều kiện môi trường thích hợp là đã có thể phát triển tốt và tạo được bố cục layout của bể thủy sinh.
Các thông số cần quan tâm khi nuôi trồng rêu Usfiss:
- Nhiệt độ từ 23 – 28 độ C
- kH từ 3 – 8
- pH từ 6.0 – 7.5
- Ánh sáng mức trung bình – cao
Rêu MiniFiss
Nhắc đến các loại rêu ở Việt Nam được yêu chuộng, sử dụng phổ biến hiện nay thì dòng rêu MiniFiss cũng là một lựa chọn bạn có thể tham khảo. Chúng là dòng rêu thủy sinh cực kỳ phù hợp với layout Bonsai. Hiện nay do lượng người chơi layout Bonsai khá nhiều nên dòng rêu này ngày càng được người chơi yêu thích và tìm mua.
Dòng rêu thủy sinh MiniFiss này còn rất thích hợp dùng cho layout Iwagumi và làm nền tiền cảnh cho nhiều bể thủy sinh. Dòng rêu này còn được nhiều người nuôi cấy lên các giá thể để tạo ra các dạng hình thù khác như là tròn, vuông…. để phục vụ cho thú chơi của mình.
Thông số cần quan tâm khi nuôi trồng loại rêu MiniFiss:
- Nhiệt độ nước thích hợp từ 23 – 26 độ C
- Độ pH từ 6.0 – 7.5
- kH từ 3 – 8
- Ánh sáng từ trung bình – cao
Rêu Flame
Rêu Flame hay còn gọi là rêu lửa, chúng có tên gọi khoa học là Taxiphyllum sp. ‘Flame. Sở dĩ được gọi là rêu lửa đó chính là vì hình dáng phát triển của dòng rêu thủy sinh này thoạt nhìn sẽ rất giống hình ảnh của một ngọn lửa đang cháy. Đây chính là nét độc đáo của dòng cây thủy sinh này mang đến cho người chơi.
Loại rêu này khi phát triển cao lên mà không tạo thành tán xòe như nhiều dòng rêu thủy sinh khác. Do đó nên chúng đượ nhiều người chơi thủy sinh sử dụng để gắn lên lũa hoặc khe đá để nhằm tạo lên một bố cục đẹp và độc đáo.
Các thông số cần quan tâm khi nuôi trồng rêu Flame là:
- Nhiệt độ nước thích hợp là từ 12 – 30 độ C
- Mức pH từ 5.0 – 8.0
- kH từ 0 – 14
- GH từ 0 – 30
- Ánh sáng từ trung bình – cao
- Cần CO2
Rêu Java
Trong danh sách các loại rêu ở Việt Nam được yêu chuộng, sử dụng phổ biến hiện nay chính là dòng rêu Java. Chúng có tên khoa học là Taxiphyllum Barbieri, là dòng rêu thủy sinh có nguồn gốc từ đảo Java của Indonesia. Chúng có thể trồng cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ, thường được sử dụng để làm tiền cảnh hay hậu cảnh cho bể cá, hồ cá.
Việc chăm sóc cho dòng rêu Java cũng khá đơn giản, chúng chỉ cần được cung cấp một lượng nhỏ CO2, có thể buộc vào lũa hoặc gắn lên tường rêu là đã có thể sống và phát triển.
Các thông số cần quan tâm của loại rêu Java đó là:
- Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 28 độ C
- Điều kiện ánh sáng vừa – mạnh
- Tốc độ phát triển nhanh
Rêu Pelia
Một trong các loại rêu ở Việt Nam mà Stardaily cũng muốn chia sẻ đến bạn đó chính là dòng rêu Pelia, chúng là dòng rêu thủy sinh phát triển với phần tán dày, gọn gàng, có cấu tạo lá khá đẹp. Là dòng rêu thủy sinh dễ chăm sóc với yêu cầu về ánh sáng, khí CO2 không quá cao. Với một mức nhiệt độ nước mát là rêu Pelia đã có thể phát triển xanh mượt, đẹp mắt.
Một số thông số cần quan tâm của dòng rêu Pelia đó là:
- pH nước từ 6 – 8
- Ánh sáng thấp – cao
- Khí CO2: thấp
Rêu Willow Moss
Dòng rêu thủy sinh này có nghĩa là “rêu sậy đất”, chúng thường được dùng để trang trí cho các hồ thủy sinh. Chúng có thể trồng được trực tiếp trên đá, tre. Loại rêu Willow Moss có phần thân dài và mảnh với các nhánh của chúng phát triển dày đặc, có màu xanh đậm. Đặc biệt, loại rêu Willow Moss này thường được sử dụng để trang trí và cũng trở thành một phần của hệ thống lọc nước.
Rêu Sao
Cái tên tiếp theo chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn trong list các loại rêu ở Việt Nam được quan tâm, ưa chuộng nhiều hiện nay đó là rêu sao. Đây là loại thực vật trông giống như một cụm sao nhỏ. Trên thực tế, khoa học đã chứng minh rằng rêu sao là một loại rêu trên cạn và không thể tồn tại khi bị ngập nước trong một thời gian dài.
Loại rêu sao này có một khả năng đặc biệt đó là chúng có thể không hoạt động trong nhiều năm. Một khi rêu sao bị khô đi, chúng vẫn sống, nhưng sẽ không phát triển. Khi được cung cấp nước trở lại thì rêu sao sẽ hoạt động và trao đổi chất trở lại
Một số thông tin cần quan tâm của rêu sao đó là:
- Ánh sáng gián tiếp từ trung bình – cao
- Nhiệt độ từ 12 – 26 độ C
- Nước không thường xuyên, đều độ ẩm
- Độ ẩm: từ thấp – cao (khoảng 20 – 80%)
Rêu Xmas
Một cái tên cũng không thể thiếu trong danh sách các loại rêu ở Việt Nam được yêu chuộng hiện nay đó là dòng rêu Xmas. Chúng có hình dáng khá đẹp, tán lá xòe đều và to hơn so với những loại rêu khác. Xmas cũng là loại rêu thủy sinh gắn lũa, khi gắn lũa chúng sẽ tạo thành những cây có tán lớn đẹp giống như những cây cổ thụ.
Một số thông tin cần lưu ý của dòng rêu Xmas đó là:
- Ánh sáng từ thấp đến cao
- Nhiệt độ từ 15 – 28 độ C.
- Dinh dưỡng trung bình
- pH từ 5.5 – 8.0
- Tốc độ sinh trưởng chậm (sẽ nhanh hơn khi có CO2)
Các loại rêu gây hại cho hồ thủy sinh
Bên cạnh việc chia sẻ đến bạn về các loại rêu ở Việt Nam tốt cho hồ thủy sinh thì sau đây là một số loại rêu có hại cho hồ thủy sinh mà bạn nên lưu ý phòng trừ như: Tảo nâu (Diatoms), rêu chùm đen (BBA – Black Beard Algae), rêu đốm xanh (GSA – Green Spot Algae), rêu nhớt xanh (Blue Green Alage), rêu nước xanh (Green Water), rêu bụi xanh (Green Dust Alage), rêu tóc (Hair Algae), rêu lông tơ (Fuzz Algae),…
Hướng dẫn chăm sóc cho các loại rêu thủy sinh
- Trong thời kỳ đầu để cho rêu thủy sinh sinh trưởng và phát triển, bạn nên bổ sung các loại phân nước có chứa nhiều Kali để cho rêu nhanh nảy chồi. Môi trường với kim loại nặng đặc biệt là Fe sẽ khiến cho các loại rêu thủy sinh không phát triển được, do đó bạn cũng nên hạn chế châm Fe vào bể khi nuôi trồng.
- Lưu ý khi dùng phân nước vì rêu hại cũng rất dễ bùng phát theo, vậy nên bạn cần sử dụng đúng theo liều lượng hướng dẫn. Nếu bể nuôi bạn đã trong điều kiện ổn định hoặc quá nhiều cây thì có thể không cần phải sử dụng thuốc kích rêu nữa.
- Một yếu tố khác cũng rất quan trọng đối với rêu thủy sinh đó là nhiệt độ nước, chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó mức nhiệt độ nước từ 23 – 26 độ C thì rêu cho lá non khá nhanh và rêu có màu xanh mướt. Tuy nhiên khi lên đến khoản 28 – 30C độ C trở lên thì rêu thủy sinh sẽ bắt đầu xám màu lại.
- Mặc dù rêu không cần CO2 thì chúng vấn có thể sống được, nhưng nếu có và kết hợp thêm một lượng NH3 vừa đủ sẽ có thể kích thích rêu thủy sinh phát triển nhanh, trở nên xanh tốt hơn.
- Nên sử dụng nền thủy sinh có độ hấp thụ dinh dưỡng dư thừa cao để giúp loại bỏ đi các kim loại nặng dự thừa.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các loại cá bảy màu được săn lùng nhiều nhất
Kết luận
Mong những chia sẻ của Stardaily mang đến trên đây về các loại rêu ở Việt Nam đang được sử dụng nhiều hiện nay đã giúp bạn biết thêm thông tin về các loại rêu thủy sinh, những cách nuôi và chăm sóc cho chúng như thế nào để từ đó lựa chọn được loại rêu phù hợp sử dụng cho bể cá, hồ cá của mình thêm sinh động, đẹp mắt.