Review Chùa bà Châu Đốc An Giang từ A – Z

Nhắc đến vùng đất An Giang thì mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến những ngôi chùa linh thiêng, địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch gần xa đến cúng bái, lễ Phật, cầu bình an và tài lộc. Không thể bỏ qua Chùa Châu Đốc An Giang, một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với rất nhiều câu chuyện truyền thuyết huyền bí xoay quanh, mỗi năm nơi đây có rất đông du khách tìm đến tham quan và viếng thăm. Hôm nay cùng Stardaily khám phá tất tần tật về Chùa bà Châu Đốc An Giang và những kinh nghiệm để giúp bạn có được một chuyến đi vui vẻ, trọn vẹn nhất!

Tổng quan về Chùa bà Châu Đốc An Giang

Chùa Bà Châu Đốc An Giang nằm tọa lạc ngay dưới chân của ngọn núi Sam. Hàng năm thì nơi đây lại được rất nhiều du khách khắp mọi miền trên đất nước ghé thăm và cúng viếng. Chùa bà Châu Đốc nổi tiếng khắp gần xa bởi sự linh thiêng, họ truyền tai nhau rằng bất cứ ai đến đây cúng bái, cầu gì cũng đều sẽ ứng nghiệm ngay lập tức.

Review Chùa bà Châu Đốc An Giang từ A – Z

Sự tích về Chùa Bà Châu Đốc

Miếu Bà Chúa Xứ tại An Giang không chỉ là một địa điểm trung tâm văn hóa tín ngưỡng của riêng người dân tỉnh An Giang mà còn được xem là một di tích tâm linh nổi tiếng của nước ta. Theo như sử sách đã ghi chép lại thì cách đây vào khoảng 200 năm trước, tượng Bà đã được người dân bản địa phát hiện ở trên đỉnh núi Sam. Sau đó, họ đã cố gắng tìm mọi cách để có thể đưa tượng Bà xuống dưới núi. Tuy nhiên dù sử dụng mấy chục thanh niên trai tráng khỏe mạnh cũng không thể khiêng nổi tượng Bà đi xuống được.

Sau đó, theo như lời của một “cô Đồng” thì chỉ có 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được xuống. Khi đến chân núi, tượng Bà bất ngờ nặng trĩu, không nhúc nhích được nữa. Do đó nên người dân Châu Đốc nghĩ rằng Bà đã lựa chọn chân núi này để làm nơi an vị, do đó đã lập miếu tôn thờ ở chính nơi đây.

Chùa Bà Châu Đốc An Giang thuở mới xây dựng vẫn còn hết sức đơn sơ do chỉ sử dụng tre lá để tạo thành. Mặt tiền hướng về phía Tây Bắc, phần lưng quay về hướng vách núi. Đến năm 1870, người dân Châu Đốc đã tiến hành xây dựng lại chùa bằng loại gạch hồ ô thước để giúp ngôi chùa trông khang trang hơn. Mãi cho đến tận năm 1972 – năm 1976, Chùa Bà Châu Đốc An Giang mới được 2 nhà kiến trúc sư nổi tiếng là Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng thiết kế lại để tạo nên vẻ đẹp độc đáo, trang nghiêm cho ngôi chùa. Và đó cũng là kiến trúc chùa mà ta có thể thấy ngày nay.

Chùa bà Châu Đốc nằm ở đâu?

Địa chỉ Chùa Bà Châu Đốc nằm ở chân núi Sam, phường Núi Sam, Tp Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngôi chùa này là một trong những di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng ở Ang Giang cần được bảo tồn, gìn giữ và phát triển.

Review Chùa bà Châu Đốc An Giang từ A – Z

Cách di chuyển đến Chùa bà Châu Đốc

Du khách để di chuyển đến được Chùa Bà Châu Đốc An Giang có rất nhiều cách, từ sử dụng xe máy, xe ô tô hay xe khách.

Đi từ Tp Hồ Chí Minh đến Chùa Bà Châu Đốc An Giang

Với cách di chuyển bằng xe ô tô hay xe máy, bạn có thể chọn 1 trong 2 tuyến đường sau để đến Chùa Bà Châu Đốc từ Tp Hồ Chí Minh:

  • Từ TP HCM đi theo quốc lộ 62 hướng về Bình Hiệp rồi sau đó dọc theo đường biên giới hướng Hồng Ngự để đi đến Tân Châu, và từ đó đi đến Tp Châu Đốc.
  • Từ khu vực TP HCM đi theo đường Quốc lộ 1A qua cầu Mỹ Thuận, vào quốc lộ 80. Đến Sa Đéc bạn qua Phà Vàm Cống, vào khu vực Long Xuyên rồi tiếp tục đi theo Quốc lộ 90 để đến Tp Châu Đốc.

Ngoài ra bạn cũng có thể ra bến xe miền Tây bắt các chuyến xe khách để đi Chùa Bà Châu Đốc như là: Xe khách Phương Trang, Xe khách Huệ Nghĩa, Xe khách Kim Mai,… giá vé cho một lượt sẽ giao động từ 150k/ vé – 200k/ vé.

Review Chùa bà Châu Đốc An Giang từ A – Z

Từ thành phố An Giang đến Chùa Bà Châu Đốc An Giang

Bắt đầu xuất phát từ đường Vĩnh Thạnh Trung để di chuyển dọc theo ĐT945 – QL91. Chạy xe đến Châu Thị Tế hay Tân Lộ Kiều Lương sau khi đến Kinh 4 tại Châu Phú B của Tp Châu Đốc. Lúc này, bạn có thể dễ dàng thấy được hình ảnh của ngọn núi Sam hùng vĩ hiện ra trước mắt, bên cạnh đó là một ngôi chùa tấp nập người đến cúng bái. Đó chính là Chùa Bà Châu Đốc An Giang.

Giá vé tham quan tại Chùa bà Châu Đốc

Để có thể vào chùa tham quan, cúng bái thì bạn sẽ cần mua vé vào:

  • Người lớn: 20k/ vé/ lượt
  • Trẻ nhỏ từ 6 tuổi – 15 tuổi: 10k/ vé/ lượt
  • Người cao tuổi (trên 60 tuổi): 10k/ vé/ lượt

Khám phá nét đẹp của Chùa bà Châu Đốc An Giang

Chùa Bà Châu Đốc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, du lịch không chỉ bởi nơi đây là nơi cúng bái linh thiêng nổi tiếng của khu vực miền Tây Nam Bộ mà còn là vì lối kiến trúc độc đáo và đậm chất nghệ thuật mà ngôi chùa đang sở hữu.

Ngôi chùa có lối kiến trúc dạng chữ Quốc vô cùng độc đáo và ấn tượng, hình khối tháp được thiết kế làm liên tưởng đến hình ảnh đóa hoa sen đang nở. Phần mái tam cấp của ba tầng lầu mang màu xanh ngọc bích được lập bằng ngói đại ống nên vô cùng thu hút. Phần góc mái được thiết kế cao vút, rất đẹp mắt, không khác gì hình ảnh của những mũi thuyền đang lướt sóng nước.

Review Chùa bà Châu Đốc An Giang từ A – Z

Bên trong Chùa Bà Châu Đốc An Giang được thiết kế và trang trí mang đậm phong cách nghệ thuật Ấn Độ với những màu sắc kết hợp lại với nhau vô cùng trang nhã. Các cánh cửa và khung bao đều được những nghệ nhân tỷ mỉ chạm trổ và điêu khắc rất tinh tế. Ngoài ra, tại chùa còn có rất nhiều hoành phi và liễn đối được dát vàng son vô cùng lộng lẫy.

Bức tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở giữa chính điện, phía trước là bàn thờ Hội đồng. Tượng Tiền hiền và Hậu hiền được đặt ở 2 bên. Bàn thờ Cậu nằm ở bên trái chính điện thờ tượng Linga, bước tượng được làm bằng đá có chiều cao khoảng tầm 1,2m. Còn ở bên phải là bàn thờ Cô trang nghiêm thờ một tượng nữ thần nhỏ, bức tượng được làm bằng gỗ.

Review Chùa bà Châu Đốc An Giang từ A – Z

Thời điểm nào trong năm thích hợp đi hành hương tại Chùa bà Châu Đốc?

Thường mọi người sẽ đến đây du lịch và tham quan nhiều nhất vào mùa lễ hội. Lễ hội Chùa Bà Châu Đốc còn được gọi lễ Vía Bà là một lễ hội lớn của người dân Nam bộ. Lễ hội này sẽ được tổ chức bắt đầu tại Chùa Bà Châu Đốc An Giang  từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch, luôn diễn ra hàng năm và thu hút rất đông các lượt khách hành hương tìm đến. Khách thập phương khắp nơi đổ về sẽ được tham dự lễ hội dân gian phong phú của chùa và đồng thời cũng xin cầu tài cầu lộc, bình an may mắn cho mình cùng những người thân yêu.

Tuy nhiên, nếu bạn là người không thích tình trạng chen lấn, xô đẩy và chỉ đơn giản là muốn đến đây khám phá thì bạn nên tránh đi vào thời điểm diễn ra các lễ hội tín ngưỡng hoặc những ngày cuối tuần, các dịp lễ Tết. Khi cúng bái xong, bạn cũng có thể đi thưởng ngoạn và ngắm cảnh đẹp xung quanh chùa, cảm giác chắc chắn sẽ vô cùng thanh thản và bình yên.

Review Chùa bà Châu Đốc An Giang từ A – Z

Cần chuẩn bị gì để đi Chùa bà Châu Đốc?

Có không ít du khách thắc mắc về những nghi lễ, cần chuẩn bị những gì khi đi viếng Chùa Châu Đốc An Giang. Khi đến đây cúng bái, mọi người sẽ thường chuẩn bị cho mình đồ lễ dâng bà Chúa Xứ một bó hoa tươi, một đĩa hoa quả, một đĩa cau trầu, nến cốc để thắp hương, một ít gạo và muối hoặc có thể thêm một đĩa đồ mặn như là thịt gà luộc, khoanh giò, thịt lợn,… Với một số người có thể cúng heo quay.

Đến Chùa Bà Châu Đốc đơn giản nhất, không tốn kém quá nhiều thì bạn có thể chuẩn bị một bó hoa tươi, một đĩa hoa quả kèm trầu cau, đèn cầy, muối và gạo. Ngoài ra, nếu có thời gian thì các bạn có thể chuẩn bị thêm đồ cúng như một đĩa đồ mặn hoặc bánh chưng, hoặc cũng có thể chọn mua bánh kẹo để thay thế nếu ở xa đến không kịp chuẩn bị.

Lưu ý khi du lịch, hành hương cúng bái tại Chùa bà Châu Đốc

Để bạn có được một chuyến hành hương, cúng bái trọn vẹn nhất tại Chùa Bà Châu Đốc An Giang thì sau đây là một số lưu ý không nên bỏ qua:

  • Không nên tham gia thả chim phóng sanh, nhận lộc khi đến thăm chùa Bà Châu Đốc vì đây dịch vụ chỉ hoạt động với mục đích vụ lợi chứ không phải mang đến ý nghĩa thật sự tốt. Sau khi nhận được sự đồng ý từ bạn, những người cung cấp dịch vụ sẽ mở lồng ra và lùa chim để chúng bay tán loạn từ đó tính số lượng chim ăn tiền. Số lượng chim bay ra không nhiều nhưng lại có thể được tính lên tới hàng chục, hàng trăm con. Có không ít vụ việc gây gổ đã từ điều này mà ra, gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan cũng như mất đi ý nghĩa khi đi chùa.
  • Với nhiều người có điều kiện thường chọn mua heo quay nguyên con để làm lễ vật cúng dâng Bà Chúa Xứ, tuy nhiên càn lưu ý không mua heo quay được bày bán ở gần chùa. Những địa điểm này thường không đảm bảo vệ sinh, chưa kể giá bán còn đắt hơn gấp nhiều lần so với những điểm bán heo quay bên ngoài.
  • Không nên mang theo quá nhiều tiền mặt cũng như những đồ trang sức, đồ có giá trị vì người đến hành hương rất đông nên nếu không để ý rất dễ xảy ra tình trạng cướp giật, móc ví.
  • Bạn cũng nên hỏi giá trước khi chọn mua bất kỳ món đồ gì ở xung quanh khu Chùa Bà Châu Đốc An Giang để tránh bị chặt chém giá quá cao.

Review Chùa bà Châu Đốc An Giang từ A – Z

Những di tích, địa điểm du lịch gần với Chùa bà Châu Đốc

Nếu bạn đi chùa Bà Châu Đốc thì cũng nên ghé thăm núi Sam ở gần đó. Ở quần thể núi Sam còn có lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An cổ tự, chùa Hang và nhiều chùa, miếu khác trên núi. Đây đều là những điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc, An Giang mà bạn có thể đi tham quan sau khi ghé chùa Bà. Đặc biệt, bạn có thể thử trải nghiệm di chuyển bằng cáp treo lên núi Sam để có thể ngắm được hình ảnh toàn cảnh vùng đất An Giang với một góc nhìn vô cùng xinh đẹp, cuốn hút.

Xem thêm: Tây Ninh có gì chơi? Các địa điểm du lịch thú vị ở Tây Ninh

Trên đây là tất cả thông tin từ A – Z về Chùa bà Châu Đốc An Giang mà Stardaily muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hi vọng qua đó đã giúp bạn cảm nhận được phần nào vẻ đẹp của nơi đây, biết được điểm thu hút của Chùa bà Châu Đốc cũng như nắm được những kinh nghiệm để giúp chuyến đi sắp đến của mình có được thật nhiều kỷ niệm đẹp, đáng nhớ.

Rate this post

Bạn đang quan tâm