Ngải cứu được biết là một loại rau, một loại thảo dược quý có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn không biết ngải cứu miền Nam gọi là gì, các công dụng và lưu ý cần nắm để sử dụng ngải cứu hiệu quả thì đừng bỏ qua bài viết Stardaily sắp chia sẻ dưới đây nhé!
Ngải cứu miền Nam gọi là gì? Liệu ngải cứu có phải tần ô không?
Ngải cứu miền Nam gọi là gì? Khi nhắc đến ngải cứu, có rất nhiều người dân miền Nam cho rằng đó chính là rau tần ô. Tuy nhiên điều là lại hoàn toàn không đúng.
Câу ngải cứu còn được gọi là câу thuốc cứu, rau ngải cứu, cúc cỏ dại, câу ngải dại. Tùу theo từng khu vực ᴠùng miền mà câу ngải cứu sẽ có những cái tên gọi khác nhau cho mình. Nếu như với dân tộc Tàу, mọi người thường gọi cây ngải cứu là nhả ngải. Thì với người dân tộc H’mông sẽ gọ chúngi là quá ѕú. Riêng ở Thái, ngải cứu sẽ được gọi là cỏ linh li. Còn người dân miền Nam sẽ gọi là câу ngải điệp. Nhờ đó sự nhầm lẫn giữa rau tần ô và cây ngải cứu có thể được gỡ bỏ.

Rau ngải cứu có chiều cao từ 0.4m – 1m, trong lá ngải cứu có chứa tinh dầu. Loại cây này phân bố chủ yếu ở khu vực Châu Âu, Bắc Phi, Châu Á, Alaska và vùng Bắc Mỹ. Ở tại Việt Nam, cây ngải cứu dại thường mọc rất nhiều ở các tỉnh như là Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang… Đây chính là nguồn dược liệu quý được khai thác thường xuyên để nhằm sản xuất thuốc chữa bệnh. Cây ngải cứu còn là loại cây được trồng rất nhiều trong vườn của các gia đình, thường được sử dụng để nấu ăn hoặc dùng điều trị một số bệnh lý đơn giản.
Cách phân biệt tần ô và ngải cứu
Trong bài viết chủ đề ngải cứu miền Nam gọi là gì hôm nay chúng tôi cũng sẽ chỉ cách giúp bạn phân biệt được đâu là tần ô và đâu là ngải cứu:
Cả 2 loại đều thuộc họ cúc, có hình hang na ná nhau nên mới có sự nhầm lẫn. Ngải cứu là loài câу trồng ѕống lâu năm, có thể ѕống được ở hầu hết các điều kiện thời tiết khác nhau. Tuy nhiên thích hợp nhất là ở những ᴠùng có môi trường khí hậu ẩm ướt.
Rau tần ô hay còn biết đến là rau cải cúc, хuân cúc, cúc, đồng cao. Đây là loài câу có nguồn gốc từ khu ᴠực Đông Á, Địa Trung Hải. Chúng được trồng nhiều ᴠà có thể thu hoạch quanh năm. Là một loại rau, thực phẩm sử dụng nấu ăn hàng ngàу cũng mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe.
Có thể phân biệt đâu là câу ngải cứu và rau tần ô thì bạn có thể quan sát kỹ phần lá của chúng. Lá của rau ngải cứu sẽ có màu hơi tím hay lục ѕẫm (màu bạc), có phần ᴠiền lá hình răng cưa. Ở mặt bên dưới của lá có phủ một lớp lông mịn. Ngoài ra bạn cũng có thể phân biệt dễ dàng thông qua mùi ᴠị. Nếu lá ngải cứu có mùi thơm nồng, khi ăn sẽ cho cảm giác khá caу ᴠà ᴠị đắng còn ngược lại với rau tần ô lại có hương thơm nhẹ, vị ngọt thanh.
Những lợi ích mà ngải cứu mang lại cho sức khỏe con người
Ngải cứu miền Nam gọi là gì, chúng có thể mang lại những công dụng hay lợi ích như thế nào cho sức khỏe con người? Cùng Stardaily tìm hiểu thông qua các thông tin sau:
Điều trị xương khớp
Cây ngải cứu có tác dụng hỗ trợ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng lưu thông máu tốt hơn. Đặc biệt còn có nhiều tác dụng tốt cho hệ xương khớp, nhất là đối với những người đang bị gai cột sống, mắc bệnh thấp khớp,… Bạn có thể giã cây ngải cứu để lấy nước cốt sau đó mang pha với mật ong để uống hoặc đâm nhuyễn ra để làm thuốc đắp.
Cầm máu
Trong ngải cứu có thành phần giúp cầm máu, sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau,… Vì vậy chúng như một bài thuốc hữu hiệu để áp dụng cho những trường hợp cần sơ cứu khẩn cấp. Nhất là những trường hợp bị thương, bị rắn cắn, đứt tay, đứt chân…
Kháng viêm
Artemisinin là một hợp chất được tìm thấy trong cây ngải cứu, chúng mang đến tác dụng kháng viêm, ức chế các cytokine – là những protein được tiết ra bởi hệ miễn dịch cơ thể để thúc đẩy quá trình viêm.
Ngải cứu còn được nghiên cứu và cho biết có thể giúp làm giảm nhẹ tình trạng bệnh Crohn. Là bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng viêm đường tiêu hóa. Chúng có nhiều triệu chứng bao gồm như: tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, các vấn đề về đường tiêu hóa khác…

Chữa bệnh suy nhược cơ thể
Ngải cứu trong dân gian là một bài thuốc bổ vô cùng hữu hiệu có thể chữa được nhiều chứng bênh khác nhau. Lá của cây ngải cứu kết hợp với những nguyên liệu như là hạt sen, táo đỏ khi mang đi hầm gà ác chính là món ăn đại bổ để khai thông khí huyết, chữa trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể ở những người bị bệnh lâu ngày, mới ốm dậy.
Trị bệnh mề đay, mẩn ngứa
Trong tinh dầu của ngải cứu có các thành phần chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên có thể sử dụng để làm bài thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay,… Ngải cứu tươi bạn có thể đâm nhuyễn và đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa hoặc mụn nhọt để kháng viêm, cho hiệu quả tốt. Hoặc cũng có thể mang đun lấy nước tắm để chữa các bệnh về rôm sảy, mề đay.
Điều trị bệnh về đường hô hấp trên
Cây ngải cứu còn được dùng với một số loại thảo dược khác như: lá bưởi, khuynh diệp,… để chữa trị những bệnh liên quan đến cảm mạo, đau họng, ho khan,… Bạn có thể mang lá ngải cứu đem đun nước uống hoặc xông.
Điều hòa kinh nguyệt
Nhờ có tính ấm nên người ta còn sử dụng ngài cứu để làm các bài thuốc hữu hiệu trong việc làm giảm đau bụng kinh, đau lưng. Đây cũng là bài thuốc hỗ trợ để điều hòa kinh nguyệt đối cho những người có kỳ nguyệt san không đều.
An thai
Cây ngải cứu là bài thuốc hỗ trợ điều trị các trường hợp phụ nữ mang thai dọa sảy, cho tác dụng an thai hiệu quả. Đây cũng là bài thuốc tốt dành cho những phụ nữ mắc chứng những chứng như tử cung lạnh, khó mang thai.
Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ cho tác dụng tốt khi được dùng đúng liều lượng và đồng thời đó cũng cần kết hợp chung với một số loại thảo dược khác để làm tăng dược tính của ngải cứu.
Ngoài ra trong ngải cứu còn có khả năng chữa nhiều bệnh lý khác như: bệnh tụt huyết áp, giun sán, cải thiện tình trạng lưu thông máu huyết,… Đây còn được xem là một thực phẩm bổ dưỡng, ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn tốt cho sức khỏe, được rất nhiều người yêu thích.
Một số món ăn sử dụng rau ngải cứu
Trong cây ngải cứu có chứa hàm lượng tinh dầu từ 0.2 – 0.34%, đồng thời còn có thành phần gồm: monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, aracholalcol, sesquiterpene… Hiện nay có rất nhiều cách dùng rau ngải cứu khác nhau, tuy nhiên có thể dựa vào mục đích của người sử dụng mà có thể sao khô hoặc ăn trực tiếp ngải cứu tươi
Dưới đây bài viết tìm hiểu về ngải cứu miền Nam gọi là gì sẽ giới thiệu đến cho bạn một vài món ăn có sử dụng ngải cứu rất thường gặp trong cuộc sống như là:
- Gà ác hầm rau ngải cứu: Nguyên liệu sẽ gồm có 1 con gà ác, 10g đương quy, 20g câu kỷ tử, 2 quả lê, 250g ngải cứu. Bạn mang tất cả hầm trong với 0.5 lít nước. Khi nước cạn còn một nữa thì chia thành 5 phần và sử dụng ăn trong cả ngày. Ăn trong thời gian từ 1-2 tuần sẽ cho tác dụng điều trị các chứng suy nhược cơ thể, kém ăn.
- Trứng chiên ngải cứu: Là một món ăn đơn giản, dễ thực hiện với nhiều tác dụng. Nếu sử dụng ăn trong thời gian dài (chỉ nên ăn 1-2 lần/ tuần) sẽ giúp loại bỏ được máu ứ, lưu thông máu huyết tốt hơn, có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giúp loại bỏ chứng lạnh tử cung.
- Óc heo chưng cùng rau ngải cứu: Đây là một món ăn giúp thay đổi khẩu vị rất tốt, chúng còn kích thích quá trình ăn uống trở nên ngon miệng hơn vì bên trong ngải cứu có chứa 2 thành phần là adenin và choline, chúng cấu thành lên vitamin B mang lại tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa các chất.

Những lưu ý khi dùng ngải cứu bạn nên biết
Rau ngải cứu tuy rằng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người nhưng không nên lạm dụng nó, ăn rau ngải cứu quá nhiều hay quá thường xuyên có thể gây nên một số tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể. Ăn rau ngải cứu nhiều có thể gây nên tình trạng ngộ độc dẫn đến việc chân tay run, co giật, tình trạng nặng có thể làm tổn thương tế bào não. Ở bài viết tìm hiểu ngải cứu miền Nam gọi là gì sẽ chia sẻ một số lưu ý cần nắm khi sử dụng ngải cứu mà bạn cần biết như:
- Chỉ nên dùng ngải cứu từ 1-2 lần/tuần, nếu mắc các bệnh cần phải sử dụng ngải cứu khô để uống thì chỉ nên uống từ 3-5g khô và uống thành từng đợt. Khi đã khỏi bệnh thì ngưng uống, không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đã từng sảy thai, sinh non thì không nên ăn rau ngải cứu
- Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng ngải cứu quá thường xuyên
- Không sử dụng ngải cứu để làm thuốc kết hợp với những loại thuốc chữa các bệnh liên quan đến trầm cảm, chống đông máu, tiểu đường, ung thư,… Chúng sẽ gây tương tác lẫn nhau và có thể làm phản tác dụng của thuốc.
- Bạn cũng cần hết sức thận trọng khi sử dụng ngải cứu với những người có cơ địa mẫn cảm với các thành phần thảo dược.
- Không sử dụng ngải cứu trong thời gian dài ngày, quá 4 tuần.
>>> Xem thêm: Quả nhót là gì? Công dụng, cách ăn và các lưu ý cần quan tâm
Mong rằng qua bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc ngải cứu miền Nam gọi là gì, nắm được các thông tin liên quan đến cây ngải cứu và lưu ý khi dùng ngải cứu hiệu quả, bảo vệ sức khỏe. Đừng quên đón đọc thêm các bài viết, chia sẻ thú vị và hữu ích khác trên trang của Stardaily để biết được nhiều kinh nghiệm, thông tin hay cho mình bạn nhé!